Trong những kỳ tuyển sinh, khối ngành Kinh tế vẫn là ngành học thu hút nhiều thí sinh đăng ký dự thi. Để bạn có thể tìm hiểu một cách cụ thể về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ cơ hội việc làm cho những sinh viên khối ngành Kinh tế.

Theo những chuyên gia giáo dục, ngành Kinh tế học rất rộng và đào tạo nhân lực đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, tài chính ngân hàng, kế toán kiểm toán, kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh, là 4 chuyên ngành nổi bật trong ngành Kinh tế. Cơ hội việc làm ở những nhóm ngành này đang rất khả quan.

Tài chính ngân hàng

Những sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản của ngành như: tài chính, tiền tệ, kế toán, kinh tế, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể.
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước , những doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, những công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc mọi thành phần kinh tế.

Kế Toán – Kiểm toán

Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản của ngành như tài chính, tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và những kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,… Đầu ra của ngành rất rộng mở, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế.

Tốt nghiêp ngành Kiến toán, sinh viên có thể làm việc tại những công ty, tổ chức, văn phòng kiểm toán hay  làm việc ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cần kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị, nếu có năng lực chuyên môn cao, bạn cũng có thể làm việc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.

Quản trị kinh doanh

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh,sinh viên có kĩ năng thực hiện những chức năng quản trị doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này như: tạo lập doanh nghiệp mới, xây dưng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh, chương trình, dự án kinh doanh của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể đảm nhiệm vị trí tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp; tổ chức điều hành và kiểm soát quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích, chẩn đoán, đánh giá các doanh nghiệp,… Hiểu một cách đơn giản là có thể làm việc ở các vị trí kinh doanh, marketing… ở bất kỳ doanh nghiệp nào.

Đây là một ngành đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo học sinh, cũng như nhiều trường tham gia đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường

Kinh tế đối ngoại

Đây là một trong những ngành học có điểm trúng tuyển cao. Chương trình tổng quan của chuyên ngành này hướng tới đào tạo các cán bộ ngoại thương. Tuy nhiên, lĩnh vực đào tạo của ngành rất rộng và toàn diện…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí như tư  vấn xây dựng chiến lược, những phương án kinh doanh và các tác nghiệp kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp. Bạn có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng; triển khai và hoàn tất một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, hỗ trợ và điều hành các hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp.