Kinh tế luôn được đánh giá là ngành học thu hút thí sinh, trở thành một trong những ngành “hot” trong những năm gần đây. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng ngành học nào cũng có những cơ hội và cả những thách thức mà bạn cần đối mặt. Dưới đây là những điều thí sinh cần biết khi chọn ngành kinh tế.
Tại sao ngành kinh tế “hấp dẫn” nhiều bạn trẻ
Hiện nay, kinh tế xã hội ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập quốc tế. Điều này dẫn đến nhu cầu về khối ngành kinh tế ngày càng cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ chọn lựa ngành học này. Sự phát triển của kinh tế tạo nhiều cơ hội để sinh viên có thể tìm được việc làm phù hợp sau tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, những cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều ngành nghề hấp dẫn với mức thu nhập cao, những công việc cũng không đến mức vất vả. Khối ngành kinh tế bao gồm những ngành “hot” như là Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh…Thực tế, hàng năm các trường đại học, cao đẳng tiếp nhận rất nhiều hồ sơ ứng tuyển vào những chuyên ngành này.
Khả năng cạnh tranh đầu vào
Những ngành có số lượng thí sinh đăng ký nhiều thì tỉ lệ cạnh tranh đầu vào càng cao. Theo một số thống kê của những tin tuyển sinh thì trung bình hàng năm có khoảng 59% tổng số hồ sơ thí sinh tham dự tuyển sinh đại học, cao đẳng nộp vào các ngành tài chính, kinh tế. Và ngành kinh tế chiếm tỉ số cao nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc điểm chuẩn của những trường đại học đào tạo nhóm ngành này luôn luôn ở ngưỡng cửa rất cao tạo nên một sức ép cạnh tranh lớn.
Ví dụ trong mùa tuyển sinh năm 2016, Đại học Kinh tế Quốc dân lấy điểm chuẩn cho ngành kinh tế đầu tư là 23 điểm, kinh tế quốc dân 25,44 điểm. Đây là mức điểm chuẩn cao mà không phải bạn thí sinh nào cũng có thể đạt được. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng cạnh tranh của các bạn tăng lên và giúp cho chất lượng đầu vào tuyển sinh được nâng cao.
Từ ví dụ trên, có thể thấy rằng, qua nhiều mùa tuyển sinh ngành kinh tế vẫn là những lựa chọn hàng đầu, vẫn giữ được sức nóng trong môi trường việc làm hiện nay. Ngành kinh tế vẫn có ưu thế riêng của mình và đáp ứng đủ số chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là các trường đặt ra.
Học kinh tế ồ ạt nguy cơ thất nghiệp
Bên cạnh những thuận lợi thì ngành kinh tế cũng có một số khó khăn. Đó là về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực liên tục có nguy cơ khiến cho những sinh viên sau khi tốt nghiệp không thể xin được việc.
Thực tế, nguồn nhân lực ngành kin tế đang đứng trước thực trang cung lớn hơn cầu. Nguồn lao động lớn nhưng nhu cầu sử dụng lao lao động lại có giới hạn điều này cũng là một sức ép cho những cử nhân nhóm ngành kinh tế. Vì thế, những sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng đại học với thành tích xuất sắc nhưng chưa chắc đã xin được công việc tốt phù hợp với mình.
Với những khó khăn và hạn chế nêu trên, những bậc phụ huynh và các thí sinh khi tham gia tuyển sinh cao đẳng đại học năm 2018 cần phải cân nhắc thật kỹ càng lựa chọn cho mình ngành học phù hợp nhất. Đặc biệt, cần tìm hiểu về xu hướng phát triển của xã hội cũng như nhu cầu sử dụng lao động tương lai để có được những lựa chọn đúng đắn không gây ảnh hưởng tới tương lai sau này.