Phong cách ngôn ngữ tồn tại trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra và sử dụng chúng phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ nhé.

Nội dung tóm tắt

Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ?

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.

Co-bao-nhieu-phong-cach-ngon-ngu
Có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ?

Xem thêm: 

– Đặc trưng:

  • Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nộii dung và cách thức giao tiếp…
  • Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
  • Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp,…

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Là ngôn ngữ được dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.

– Đặc trưng:

  • Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp…
  • Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
  • Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng.

Phong cách ngôn ngữ báo chí     

Là ngôn ngữ dùng thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ảnh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nó tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…) và viết (báo viết…) 

– Đặc trưng:

  • Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện…
  • Tính ngắn gọn: lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (bản tin, tin vắn, quảng cáo…)

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Phong cách ngôn ngữ có tính khái quát và trừu tượng cao. Ngôn ngữ khoa học sử dùng rất nhiều thuật ngữ khoa học, chúng là các từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học khác nhau và chỉ dùng để diễn giải các khái niệm khoa học.

Ngon-ngu-khoa-hoc-dung-de-dien-giai-cac-khai-niem-khoa-hoc
Ngôn ngữ khoa học dùng để diễn giải các khái niệm khoa học

– Đặc trưng:

  • Tính lý trí: Từ ngữ được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt chỉ biểu đạt duy nhất một nghĩa, không dùng các biện pháp nghệ thuật hay tu từ. Câu văn và kết cấu văn bản có logic và có hệ thống, cú pháp chuẩn xác.
  • Tính khách quan và phi cá thể: Câu văn luôn có thái độ và sắc thái khách quan, ôn hòa. Chủ đề khoa học vô cùng bao quát, ít thể hiện tính cá nhân.

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Phong cách ngôn ngữ chính luận là dạng ngôn ngữ được sử dụng đặc trưng trong vấn đề chính trị.

– Đặc trưng:

  • Công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận luôn thể hiện được rõ quan điểm của người nói hay viết. Nói về các vấn đề có tính thời sự, chính trị trong cuộc sống.
  • Thể hiện sự chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: văn bản chính luận luôn có hệ thống luận điểm và luận cứ chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, trung thực.

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đây là loại ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính với mục đích giao tiếp trong các cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,… tồn tại dưới dạng viết hoặc nói.

– Đặc trưng:

  • Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, chia các phần rõ rang và được trình bày đúng khuôn mẫu.
  • Tính chính xác cao: Mỗi từ luân chỉ có một nghĩa và mỗi câu luôn luôn chỉ có duy nhất một ý. Văn bản hành chính không dùng các biện pháp tu từ, được trình bày một cách minh bạch, rõ ràng.
  • Tính công cụ cao. Luôn sử dụng các từ ngữ thông dụng cao, không sử dụng các từ ngữ của địa phương hay vùng miền.

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu có bao nhiêu phong cách ngôn ngữ. Bài viết hy vọng có thể giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt và ứng dụng chúng.