Ngôn ngữ âm nhạc là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này và giới thiệu một số thuật ngữ âm nhạc phổ biến.
Nội dung tóm tắt
Ngôn ngữ âm nhạc là gì?
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh, chất giọng để diễn đạt các cung bậc cảm xúc và tình cảm của con người. Âm nhạc gồm hai thể loại chính là khí nhạc và thanh nhạc..
- Khí nhạc: Âm nhạc dựa trên các âm thanh thuần túy của những loại nhạc cụ. Do đó, thanh nhạc khá trừu tượng, gây cảm xúc và sự liên tưởng cho thính giả.
- Thanh nhạc: Âm nhạc dựa trên lời bài hát để diễn tả, thể hiện cảm xúc, tâm tư tình cảm.
Âm nhạc và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau. Cả hai đều xuất phát từ nhu cầu truyền đạt. Trong khi ngôn ngữ bao gồm các từ và lời nói thì âm nhạc được xem là ngôn ngữ của trái tim.
Ngôn ngữ âm nhạc là gì? Ngôn ngữ âm nhạc có thể được hiểu theo ý nghĩa ẩn dụ, là sự trình bày âm thanh theo lối ẩn dụ thay vì là một bộ phận kỹ thuật của ngôn ngữ (ký hiệu âm nhạc, tổng phổ…). Có thể nói, âm nhạc là phương tiện diễn đạt thông qua âm thanh hơn là quan hệ cấu trúc giữa âm nhạc và ngôn ngữ hiểu theo ngôn từ kỹ thuật.
Ngôn ngữ âm nhạc là gì? Các thuật ngữ âm nhạc phổ biến
Xem thêm: Top những ngôn ngữ khó nhất thế giới hiện nay
Vai trò của âm nhạc trong đời sống tinh thần con người
Đáp ứng nhu cầu giải trí
Từ thời xa xưa, khi mà các công nghệ kỹ thuật hiện đại chưa phát triển thì con người đã biết sử dụng âm nhạc như công cụ giải trí đắc lực. Việc nghe nhạc có thể giúp giải tỏa 60% căng thẳng và áp lực. Vì vậy, khi nghe nhạc thường xuyên, đặc biệt khi não bộ mệt mỏi sẽ giúp cơ thể thư giãn theo những âm vang nhẹ nhàng, sâu lắng.
Không chỉ có tác dụng trực tiếp đến người nghe mà âm nhạc còn mang đến sự giải trí cho chính người hát. Hát chính là cách thức hoạt động giúp con người giải tỏa lo âu, nhằm đem đến trạng thái cảm xúc cân bằng tốt nhất.
Âm nhạc kết nối con người gần nhau hơn
Trên thực tế, âm nhạc có tính kết nối toàn cầu và trở thành ngôn ngữ chung kết nối con người với nhau. Bởi âm nhạc không phân chia khoảng cách, lãnh thổ hay giàu nghèo.
Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phổ biến của các trang mạng xã hội hiện nay, một bản nhạc được phát hành có thể sẽ được rất nhiều người nghe trên toàn thế giới. Từ đó, âm nhạc giúp xóa bỏ những rào cản từ ngôn ngữ cũng như tạo ra bước tiến mới cho sự kết nối xã hội.
Kích thích sự phát triển của não bộ cho trẻ
Âm nhạc tác động trực tiếp vào não bộ của con người, từ khi sinh ra đến khi lớn lên. Vì vậy, các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên với phụ nữ mang thai nên cho bé nghe nhạc ngay từ trong bụng mẹ để bé hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.
Âm nhạc là phương diện giáo dục hoàn hảo
Âm nhạc phản ánh chân thực cảm xúc con người để mang đến trí tưởng tượng bay cao, bay xa cho người nghe. Từ đó, giúp mọi người có nhận thức rõ ràng hơn, thêm yêu cuộc sống.
Ngoài ra, tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm âm nhạc còn thấm nhuần tư tưởng đạo đức, tình yêu tổ quốc thiêng liêng, với truyền thống tương thân tương ái, đặc biệt là với những giai điệu cổ. Đây chính là con đường soi sáng, chỉ lối đúng đắn cho chúng ta, nhằm phát triển, hoàn thiện bản thân.
Âm nhạc mang lại niềm hạnh phúc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nghe nhạc sẽ giúp bộ não giải phóng dopamine, một dạng dẫn truyền thần kinh giúp bạn hạnh phúc. Âm nhạc giúp con người xua tan nỗi đau khổ và mang lại niềm vui sướng, sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Thưởng thức những ca khúc yêu thích sẽ giúp chúng ta thư thái và có nhiều trải nghiệm thú vị.
Là nơi cảm xúc thăng hoa
Cảm xúc không phải là thứ mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận bằng tâm hồn. Hòa mình trong những giai điệu, ca từ của bản nhạc cũng sẽ giúp xoa dịu được những nỗi đau khổ trong cuộc sống. Đây chính là phương diện truyền tải cảm xúc trọn vẹn nhất.
Âm nhạc giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất trong tâm hồn. Đôi khi, một bài hát để lại ấn tượng cho người nghe không phải giai điệu mà chính là câu chuyện được kể trong đó. Chúng ta có thể chìm đắm vào bài hát như kể lại câu chuyện cuộc đời mà ta đã từng trải qua và tưởng chừng như đã lãng quên.
Nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần
Âm nhạc không chỉ có tác dụng giải trí mà còn có thể nâng cao sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh về tâm lý rất hữu hiệu. Nghe nhạc sẽ giúp bạn giảm hormone gây căng thẳng. Ngay cả hát và nhịp chân theo điệu nhạc sau giờ làm cũng giúp cơ thể bạn thư giãn rất tốt. Đây là một phát hiện quan trọng vì căng thẳng chiếm 60% nguyên nhân gây các loại bệnh.
Tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ
Lựa chọn những bản nhạc phù hợp như nhạc cổ điển, nhạc piano không lời, nhạc Baroque… giúp con người tập trung, tăng khả năng ghi nhớ. Nhờ vậy chúng ta có thể tập trung ghi nhớ tốt hơn trong học tập và làm việc.
Ngôn ngữ âm nhạc là gì? Các thuật ngữ âm nhạc phổ biến
Xem thêm: Điểm danh 10 ngôn ngữ dễ học nhất thế giới
Một số thuật ngữ âm nhạc phổ biến
Các thuật ngữ trong âm nhạc
- Solo: đơn ca
- Harmony: hòa âm
- Scale: Gam
- Beat: nhịp trống
- Rhythm: nhịp điệu
- Note: nốt nhạc
- In tune: đúng tông
- Out of tune: lệch tông
- Adagio: chậm, thong thả
- Lyrics: lời bài hát
- Melody hoặc tune: giai điệu
- Accord: hợp âm
- Duet: biểu diễn đôi, song ca
- To record: thu âm
- Recording: bản thu âm
- To play an instrument: chơi nhạc cụ
- To listen to music: nghe nhạc
- Audience: khán giá
- Hymn: thánh ca
- Symphony: nhạc giao hưởng
- National anthem: quốc ca
- Concert: buổi hòa nhạc
Các dòng nhạc phổ biến
- Electronic: nhạc điện tử
- Classical: nhạc cổ điển
- Folk: nhạc dân ca
- Rap: nhạc Rap
- Jazz: nhạc jazz
- Blue: nhạc buồn
- Hip hop: nhạc hip hop
- Opera: nhạc thính phòng
- Latin: nhạc latin
- Rock: nhạc rock
- R&B: nhạc R&B
- Heavy metal: nhạc rock mạnh
- Country: nhạc đồng quê
- Pop: nhạc Pop
- Reggae: nhạc reggaeton
- Dance: nhạc nhảy
- Techno: nhạc khiêu vũ
Các thuật ngữ về ban nhạc và nhạc công
- Singer: ca sĩ
- Trumpeter: người thổi kèm trumpet
- Orchestra: dàn nhạc giao hưởng
- Pop Group: nhóm nhạc Pop
- Band: ban nhạc
- Soprano: giọng nữ trầm
- Alto: giọng nữ cao
- Bass: giọng nam trầm
- Tenor: giọng nam cao
- Bassist hoặc bass player: người chơi guitar bass
- Guitarist: người chơi guitar
- Organist: người chơi đàn organ
- Jazz band: ban nhạc jazz
- Musician: nhạc công
- DJ: người phối nhạc
- Choir: dàn hợp xướng
- Brass band: ban nhạc kèn đồng
- Rock Band: ban nhạc rock
- Keyboard player: người chơi keyboard
- Conductor: người chỉ huy dàn nhạc
- Pianist: người chơi piano
- Drummer: người chơi trống
- Flautist: người thổi sáo
- Concert band: ban nhạc biểu diễn trong buổi hòa nhạc
- Composer: nhà soạn nhạc
- Saxophonist: người thổi kèn saxophone
- Cellist: người chơi vi-o-long-xen
- String quartet: nhóm nhạc tứ tấu đàn dây
- Performer: nghệ sĩ biểu diễn
- Pop star: ngôi sao nhạc Pop
- Baritone: giọng nam trung
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được ngôn ngữ âm nhạc là gì cũng như các thuật ngữ phổ biến trong âm nhạc.