Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học tên Tiếng anh là Wood Technology được khá nhiều bạn trẻ theo học là ngành liên quan đến những vẫn đề về gỗ, những sản vật từ rừng.  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin học công nghệ chế biến lâm sản ra làm gì và học ngành này ở trường nào.

Ngành học này đào tạo kỹ sư thuộc lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản ngành đang cần rất nhiều lao động chất lượng cao và ra trường có việc làm phù hợp với thu nhập cao.

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản là ngành học đòi hỏi sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản như gỗ, công nghệ vật liệu gỗ, máy và thiết bị chế biến gỗ, công nghệ chế biến hoá học gỗ. Có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản.

nganh-cong-nghe-che-bien-lam-san-nhieu-co-hoi-viec-lam

Ngành Công nghệ chế biến lâm sản nhiều cơ hội việc làm

Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay Việt Nam là quốc gia xếp thứ 6 trên thế giới về Xuất khẩu đồ gỗ có đóng góp đáng kể vào GDP cả nước.

Ngành học giúp sinh viên nắm vững kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ chế biến lâm sản, có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp.

Mức lương trong ngành Công nghệ chế biến lâm sản dựa vào trình độ chuyên môn cũng như số năm kinh nghiệm. Hiện nay, nguồn nhân lực kỹ sư lâm nghiệp đang thiếu hụt. Bởi vậy, cơ hội việc làm là rộng mở cho những sinh viên đang theo học ngành này.

Nội dung tóm tắt

Các khối thi vào ngành Công nghệ chế biến lâm sản

– Mã ngành: 7549001

– Ngành Công nghệ chế biến lâm sản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A02: Toán, Vật lí, Sinh học
  • B00: Toán, Hóa học, Sinh học
  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công nghệ chế biến lâm sản trong bảng dưới đây.

A – Phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
1. Những NLCB của CN Mác – Lênin
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh
3. Đường lối cách mạng của ĐCSVN
4. Pháp luật đại cương
5. Toán 1
6. Toán 2
7. Toán 3
8. Xác suất thống kê ứng dụng
9. Nhập môn ngành CNCBLS
10. Toán ứng dụng trong cơ khí
11. Vật lý 1
12. Vật lý 2
13. Thí nghiệm vật lý 1
14. Hoá học đại cương
15. Tin học trong kỹ thuật
16. Giáo dục thể chất 1
17. Giáo dục thể chất 2
18. Giáo dục thể chất 3
19. Giáo dục quốc phòng
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành
1. Vẽ kỹ thuật 1
2. Cơ kỹ thuật
3. Sức bền vật liệu
4. Nguyên lý – Chi tiết máy
5. Đồ án Thiết kế máy
6. Anh văn chuyên ngành
7. Khoa học gỗ
8. Nguyên lý cắt vật liệu gỗ
9. Máy và thiết bị chế biến gỗ
Kiến thức chuyên ngành (cho các Môn học lý thuyết và thí nghiệm)
1. Công nghệ sản xuất đồ gỗ
2. Keo dán gỗ
3. Công nghệ sấy và bảo quản gỗ
4. Thiết kế sản phẩm gỗ
5. Công nghệ vật liệu gỗ
6. Công nghệ xẻ
7. Công nghệ trang sức vật liệu gỗ
8. Công nghệ CAD/CAM-CNC
9. Chuyên đề thực tế
Kiến thức chuyên ngành (các Môn học thực hành xưởng, thực tập công nghiệp)
1. Thực tập khoa học gỗ
2. Thực tập máy chế biến gỗ
3. Thực tập sấy và bảo quản gỗ
4. Thực tập gỗ
5. Thực tập Công nghệ vật liệu gỗ
6. Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC
7. Thực tập cơ khí 1
8. Thực tập tốt nghiệp
Tốt nghiệp (Sinh viên chọn một trong hai hình thức sau)
1. Khóa luận tốt nghiệp
Các môn tốt nghiệp
1. – Chuyên đề tốt nghiệp 1 (CNCBLS)
2. – Chuyên đề tốt nghiệp 2 (CNCBLS)
3. – Chuyên đề tốt nghiệp 3 (CNCBLS)
B – Phần tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương: Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn
1. Kế hoạch khởi nghiệp
2. Kinh tế học đại cương
3. Nhập môn quản trị chất lượng
4. Nhập môn Quản trị học
5. Tư duy hệ thống
6. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
7. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
8. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành (Sinh viên tích lũy 4 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Nguyên lý thiết kế nội thất
2. Tối ưu hóa trong kỹ thuật
3. Mỹ thuật công nghiệp
4. Ergonomics trong thiết kế nội thất
5. Kỹ thuật nhiệt
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên tích lũy 3 tín chỉ trong các môn học sau)
1. Thiết kế sản phẩm công nghiệp
2. Thiết kế nội thất nhà ở và biệt thự
3. Thiết kế nội thất công trình công cộng
4. Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
5. TN Trang bị điện – Điện tử trong máy công nghiệp
C – Kiến thức liên ngành
1. Công nghệ thủy lực và khí nén
2. Thí nghiệm Công nghệ thuỷ lực khí nén
3. Tự động hoá quá trình sản xuất (CKM)
4. Thí nghiệm Tự động hóa QTSX
5. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp
6. Thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng CN
7. Kỹ thuật điện – điện tử
8. Trang bị điện trong máy công nghiệp
9. Thí nghiệm trang bị điện trong máy công nghiệp
10. An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành Công nghệ chế biến lâm sản:

Trường Đại học Lâm Nghiệp và Đại học Nông lâm – Đại học Huế điểm chuẩn là 15 điểm

Trường Đại học Nông lâm TP.HCM với hình thức xét tuyển THPT QG thì mức điểm chuẩn là 15 điểm. Hình thức xét tuyển bằng học bạ là 18 điểm, điểm thi đánh giá năng lực là 600 điểm.

Trường Đại học Thủ Dầu Một  điểm chuẩn phương thức xét tuyển THPT QG là 15 điểm. Còn lại phương thức xét tuyển bằng học bạ có là 18 điểm.

Các trường đào tạo ngành Công nghệ chế biến lâm sản

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Lâm Nghiệp

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Nông lâm TP. HCM
  • Đại học Thủ Dầu Một

Học công nghệ chế biến lâm sản ra làm gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành Chế biến lâm sản, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Làm việc tại các viện khoa học lâm nghiệp, viện điều tra quy hoạch rừng;
  • Làm việc tại dây chuyền vận hành sản xuất gỗ tại các nhà máy
  • Nghiên cứu sinh tại các viện nghiên cứu, về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chế biến gỗ
  • Tham gia vào dự án xây dựng nhà máy
  • Kỹ sư phụ trách công nghệ, thiết kế đồ gỗ và trang trí nội thất vận hành nhà máy xử lý nước thải
  • Các nhà máy, doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực lâm sản
  • Các trung tâm công nghệ lâm sản, công ty lập nghiệp Việt Nam, công ty lâm sản, công ty giấy Việt Nam trung tâm môi trường và lâm sinh nhiệt đới.
  • Giảng viên nghiên cứu chuyên về chế biến lâm sản.
  • Công ty thương mại lâm sản, Công ty xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ
  • Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản
  • Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • Đảm nhận các vị trí kỹ thuật viên, tổ trưởng hướng dẫn các thao tác vận hành và sử dụng máy móc chế biến gỗ
  • Quản đốc của các doanh nghiệp chế biến lâm sản
  • Nhân viên thiết kế: Phụ trách về mảng tạo hình, xây dựng kết cấu sản phẩm đưa ra các ý tưởng sản phẩm
  • Nhân viên theo dõi hoạt động sản xuất theo dõi hoạt động trực tiếp của dây chuyền, kiểm soát số lượng sản phẩm
  • Nhân viên kiểm soát chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường
  • Cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan nhà nước liên quan đến các lĩnh vực lâm nghiệp
  • Nhà quản lý lên kế hoạch công việc, điều chỉnh phân bổ hợp lý lực lượng giám sát hoạt động của công nhân và các nhân viên cấp dưới