Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay bắt gặp vẫn nghe thấy các thông tin về những vụ tự tử, tai nạn thương tâm … Vậy xã hội học là ngành gì? Sau khi học xong ra trường làm gì cũng là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay quan tâm.

Ngành xã hội học là ngành gì?

Xã hội học là khoa học về các quy luật cũng như tính quy luật xã hội chung cùng những đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội. Xác định về mặt lịch sử, khoa học về các cơ chế tác động. Đồng thời các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp….

Ngành xã hội học là gì?

Ngành xã hội học ra trường làm gì?

Xã hội học ra trường làm gì? Ở đâu? Khi đã nắm trong tay những kiến thức xã hội học được trang bị đầy đủ tại các trường Đại học, Cao đẳng. Đối với những kiến thức về xã hội học, bạn cũng sẽ giải mã được các hiện tượng xã hội. Để từ đó định hướng nghề nghiệp cụ thể cho bản thân.

Những công việc bạn có thể làm sau khi ra trường như:

  • Làm việc tại các viện nghiên cứu
  • Làm giảng viên xã hội học tại các trường học
  • Làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội
  • Quan hệ xã hội
  • Quan hệ công chúng ( tòa báo, doanh nghiệp … )
Ngành xã hội học ra trường làm gì?

Tại các vị trí làm việc thì bạn đều có thể phát huy được lượng kiến thức xã hội của mình để làm tốt công việc tại nơi mình làm việc. Các công việc này tạo cho bạn rất nhiều cơ hội để tham gia vào những hoạt động gắn kết đồng thời phát triển xã hội và phát triển cộng đồng …

Mặc dù có làm việc ở bất cứ đâu nếu như đã có những kiến thức cùng óc quan sát xã hội học tốt thì bạn sẽ đem lại cho xã hội những bất ngờ trong cuộc sống. Việc tuyển dụng ngành xã hội học hiện tại các doanh nghiệp, cơ quan cũng phụ thuộc vào các kỹ năng và yếu tố như:

Về kiến thức: Cần phải hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác – Leenin cũng như đường lối và các chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh …. Đồng thời có sức khỏe và những kiến thức về giáo dục quốc phòng để đáp ứng yêu cầu xây dựng cũng như bảo vệ tổ quốc. Người dự tuyển cần phải có kiến thức về: Pháp luật đại cương, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên … Để có thể đáp ứng được yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp hiện nay. Những kiến thức cơ bản về tiếng anh, tiếng pháp phải tương đường trình độ A quốc gia. Các phần mềm văn phòng, máy tính … đặc biệt phải hiểu và vận dụng được lý thuyết xã hội học cũng như phương pháp luận nghiên cứu xã hội học vào việc nhân thức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Ngoài ra phải có khả năng phối hợp các kiến thức xã hội học để tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành …

Khi dự tuyển vào các cơ quan, doanh nghiệp cần một số kỹ năng khác như:

  • Tư duy phân tích
  • Tự tin và kiên nhẫn
  • Hiểu và vận dụng được lý thuyết XHH,giải thích được qui luật phát triển xã hội…
  • Có khả năng phối hợp kiến thức XHH, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành.
  • Luyện tập tư duy phân tích
  • Khả năng giao tiếp tốt
  • Khả năng viết
  • Khả năng giải mã những tuyên bố của truyền thông
  • Biết làm thống kê và đọc thống kê
  • Biết khai thác tài liệu
  • Tiếp cận hiện tượng xã hội