Quan họ là một loại hình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, hiện nay quan họ không còn chỉ bó gọn là “quan họ làng” mà đã lan tỏa tới khắp mọi miền của tổ quốc và các quốc gia trên thế giới. Sau đây chúng tôi sẽ tập hợp những bài hát quan họ hay nhất các bạn hãy tham khảo nhé.
Nguồn gốc của dân ca quan họ
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Sau này do có sự chia tách về địa lý mà quan họ được gắn tên liền với địa phương như quan họ Kinh Bắc, Bắc Giang hay Bắc Ninh.
Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa liền anh hát và liền chị mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.
Những bài hát quan họ hay nhất
Quan họ truyền thống
Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian và phải tuân theo quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Quan họ truyền thống khi hát sẽ không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh còn hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.
Quan họ mới
Quan họ mới còn được gọi là “hát Quan họ”, là hình thức biểu diễn chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch,… được trình diễn vào tất cả các ngày trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ mới vì thế hiện nay quan họ không bị bó hẹp trong không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới.
Hát quan họ trên thuyền
Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa… Nó cải biên các bài quan họ truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này, còn cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống.
Những bài hát quan họ hay nhất
Những bài hát dân ca quan họ thường được biểu diễn vào những ngày lễ hội làng. Trong số các lễ hội làng quan họ, hội lớn nhất là hội Lim ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh mở vào ngày 13 tháng giêng âm lịch. Mọi người đều tập trung về và cùng nhau đi hội lễ Phật, tổ chức ăn uống, biểu diễn và thưởng thức những bài hát Quan Họ.
Bài hát quan họ bắc ninh hay nhất
Tổng hợp một số bài hát quan họ hay như:
- Các làn điệu quan họ cổ bao gồm: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, Ca bời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý…
- Ba quan mời trầu
- Bèo dạt mây trôi
- Người ơi người ở đừng về
- Xe chỉ luồn kim
- Em hát cho anh nghe
- Còn duyên – Quan họ Bắc Ninh
- Lý tình tang (Đưa em về quê mẹ) – Nguyễn Kha
- Lý cây đa
- Em là con gái Bắc Ninh
- Chim khôn đỗ ngọn thầu
- Cây trúc xinh
- Gọi đò Hiên Vân
- Cây kiêu bông
- Tạm biệt từ đây
- Chia rẽ đôi nơi
- Kẻ Bắc người Nam
- Con Nhện giăng mùng
Những làn điệu dân ca quan họ trữ tình này được các liền anh liền chị trình tấu một cách da diết, ngọt ngào. Cứ thế, dân ca quan họ đi vào lòng người, trở thành món ăn tinh thần của con người và thành nét văn hoá rất riêng của người Việt.
Những làn điệu này không chỉ là niềm tự hào mà còn là vốn riêng của người dân Kinh Bắc. Chính vì vậy, dân ca quan họ đã được UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hóa đặc biệt về tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, phong cách ứng xử văn hóa, bài bản, ngôn từ và cả về trang phục.